Thứ hai, 30/12/2024 - 22:50

 

Tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh Đắk Nông có 13/71 cơ sở Hội có tỷ lệ thu hút hội viên dưới 50%. Sau 5 năm với những nỗ lực, quyết tâm của các cấp Hội, Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh ghi nhận giảm còn 5/71 cơ sở Hội có tỷ lệ thu hút hội viên thấp (đạt 88,7% chỉ tiêu đề ra). Đầu nhiệm kỳ 2021-2026, sau khi rà soát, số cơ sở Hội có tỷ lệ tiệm cận >50% cao, do vậy, toàn tỉnh có đến 15 cơ sở Hội có tỷ lệ thu hút <60%. Trong đó, có 3 đơn vị có tỷ lệ trong ngưỡng <50%, và đây là một thách thức không nhỏ đối với các cấp Hội. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng trên?

Nhìn vào thực tế, việc triển khai thực hiện công tác thu hút phụ nữ, phát triển hội viên vẫn còn những vấn đề tồn tại: công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp phụ nữ, thu hút hội viên gặp nhiều khó khăn; ít các mô hình tập hợp phụ nữ đặc thù nữ thanh niên, nữ doanh nghiệp, nữ trí thức, tiểu thương, dân tộc thiểu số, phụ nữ đi làm ăn xa; phụ nữ không thường xuyên tham gia sinh hoạt; cán bộ Hội chuyên trách chưa dành nhiều thời gian cho công tác hội, chưa sâu sát chi hội; cán bộ Hội bán chuyên trách chưa yên tâm công tác. Bên cạnh đó, các trường số liên quan việc tính toán tỷ lệ thu hút gồm phụ nữ 18 tuổi và hội viên đương nhiên có sự chênh lệch, thậm chí thiếu tin cậy.

Theo báo cáo thống kê cuối năm 2022, tổng số hội viên trên địa bàn toàn tỉnh là 85.447/127.289 tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên có mặt tại địa bàn (hội viên dân cư: 71.712, hội viên đương nhiên 13.735). Qua rà soát, 15 xã/phường/thị trấn có tỷ lệ thu hút thấp thuộc 5 huyện, gồm: Quảng Khê 35%, Đắk R’măng 39%, Quảng Sơn 46%, Đắk Ha 50%, Đăk R'Moan 54%, Quảng Thành 54%, Đắk Ngo 54%, Đăk Nia 55%, Nghĩa Phú 55%, Quảng Trực 57%, Đăk D’rông 57%, Long Sơn 58%, Đắk Som 58%, Nghĩa Đức 59%, Trúc Sơn 59%.

Về nguyên nhân khách quan, Đắk Nông là một tỉnh có địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, không tập trung; địa hình giao thông đi lại cản trở; trình độ dân trí không đều; tỷ lệ phụ nữ mù chữ cao. Tỉnh có 2 huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn; đại bộ phận chị em làm nông nghiệp bị chi phối bởi giá cả nông sản bấp bênh. Một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức với hoạt động của Hội phụ nữ. Số liệu phụ nữ 18 tuổi và hội viên đương nhiên do sở ngành liên quan cung cấp có sự chênh lệch, thiếu tin cập ở từng cấp. Một mặt, kinh phí hoạt động Hội hạn hẹp chưa đáp ứng nhu cầu thực tế cùng với chế độ phụ cấp, chính sách đối với cán bộ Hội bán/không chuyên trách không đáng kể hoặc không có, đa số chị em có nguồn thu nhập thấp, kinh tế khó khăn. Mặt khác, cán bộ Hội chuyên trách, nhất là cấp cơ sở kiêm nhiệm nhiều hoạt động cấp úy, chính quyền.. đều là những nguyên nhân cần phải tính đến. Đối với một số địa bàn có tỷ lệ thu hút hội viên quá thấp do sở hữu khối lượng không nhỏ đối tượng phụ nữ đặc thù.

 

Hoạt động hỗ trợ công tác tập hợp phụ nữ, thu hút hội viên của Hội LHPN tỉnh

từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026

 

Về nguyên nhân chủ quan, một số tổ chức Hội chưa linh hoạt trong triển khai xây dựng các loại hình hoạt động chưa có giải pháp hiệu quả tháo gỡ khắc phục những điều kiện khó khăn đặc thù; hoạt động tập hợp, thu hút chưa phong phú, chưa đổi mới; nội dung, chất lượng sinh hoạt tại các chi hội còn nghèo nàn, triển khai nhiệm vụ trọng tâm hỗ trợ chị em chưa đủ sức hấp dẫn, lôi cuốn. Một bộ phận cán bộ Hội thiếu nghiệp vụ, kỹ năng; thiếu tính nhạy bén, nhiệt huyết và thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm công tác, song song với đó công tác bồi dưỡng cho cán bộ Hội chưa tương ứng vói nhu cầu đặt ra trong thực tiễn. Đặc điểm của một bộ phận phụ nữ đặc thù khó vận động: Phụ nữ trong độ tuổi lao động đi làm ăn xa; dân di cư tự do, hội viên phụ nữ có biến động hộ khẩu (hội viên đương nhiên khác tỉnh, phụ nữ tại địa bàn giải phóng mặt bằng, phụ nữ thuộc diện trường hợp giải tỏa đền bù chưa thỏa đáng; phụ nữ di cư tự do); phụ nữ dân tộc tôn giáo tham gia sinh hoạt trong các điểm chùa, nhà thờ; phụ nữ lớn tuổi tham gia Hội người cao tuổi; phụ nữ dân tộc thiểu số bất đồng ngôn ngữ; phụ nữ tiểu thương, hưu trí không nhiệt tình tham gia; phụ nữ độ tuổi kết hôn chăm lo gia đình, phát triển kinh tế; phụ nữ dân tộc thiểu số di cư tự do còn ràng buộc trong phong tục tập quán ít dành cơ hội, điều kiện giao lưu với cộng đồng.

Trước tình hình đó, xác định lộ trình thực hiện thắng lợi phát triển hội viên từ nay đến hết nhiệm kỳ, các cấp Hội chủ động liên hệ sở ngành cấp tỉnh bóc tách số liệu phụ nữ từ 18 tuổi trở lên có mặt tại địa bàn và hội viên đương nhiên trong 71 xã/phường/thị trấn, tại 8 huyện/thành Hội và của tỉnh; tăng cường các hoạt động gắn với nhiệm vụ Hội đồng thời tổ chức tập huấn Đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội các cấp, hội thảo giải pháp thu hút hội viên, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm tập hợp phụ nữ...; Tích cực học tập kinh nghiệm của tỉnh/thành bạn trong công tác tổ chức Hội, hội viên; định kỳ cập nhật biến động tỷ lệ thu hút hội viên để điều chỉnh số lượng phân bổ chỉ tiêu giúp cơ sở Hội đạt tỷ lệ thu hút từ nay đến hết nhiệm kỳ; phấn đấu giúp các cơ sở hội có tỷ lệ tiệm cận đạt chỉ tiêu được phân bổ; ưu tiên hỗ trợ đối với các xã có tỷ lệ quá thấp song song với việc nắm chắc số lượng hội viên địa bàn dân cư, xác định đối tượng phụ nữ tiềm năng, đặc thù để có những phương pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục vào Hội; tích cực tổ chức hoạt động có sức thuyết phục, tính lan tỏa sâu rộng trên địa bàn.

Phan Thị Minh, Hội LHPN tỉnh

Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ